Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ CẦN CÓ CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ TRƯỚC KHI ĐĂNG KÝ KINH DOANH



DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ CẦN CÓ CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ TRƯỚC KHI ĐĂNG KÝ KINH DOANH
(tính đến ngày 30/7/2008)
I. Ngành, nghề mà pháp luật chỉ đòi hỏi Giám đốc (người đứng đầu cơ sở kinh doanh) phải có chứng chỉ hành nghề gồm:
  1. Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (trong trường hợp không ủy quyền) (Đ.154 Luật Sở hữu trí tuệ; Đ.29 NĐ 103/NĐ-CP ngày 22/9/2006)
  2. Dịch vụ khám chữa bệnh tư nhân; (Thông tư 07/2007/TT-BYT ngày 25/5/2007 của Bộ Y tế)
  3. Dịch vụ khám chữa bệnh y học cổ truyền tư nhân; (Thông tư 07/2007/TT-BYT ngày 25/5/2007 của Bộ Y tế)
II. Ngành, nghề mà pháp luật đòi hỏi cả Giám đốc và người khác giữ chức vụ quản lý trong công ty phải có chứng chỉ hành nghề gồm:
  1. Dịch vụ kiểm toán – 3 CCHN; (Đ.23 NĐ 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004)
  2. Dịch vụ kế toán – 2 CCHN; (Đ.41 NĐ 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004; Đ.2 TT 72/2007/TT-BTC ngày 27/6/2007)
III. Ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu có chứng chỉ hành nghề của người giữ chức danh quản lý trong công ty gồm:
  1. Dịch vụ thú y – 1 CCHN; (Điều 63 NĐ 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005)
  2. Sản xuất, mua bán thuốc thú y; thú y thủy sản – 1 CCHN (Pháp lệnh Thú y)
  3. Giám sát thi công xây dựng công trình – 1 CCHN (Đ.87 Luật Xây dựng)
  4. Khảo sát xây dựng – 1 CCHN; (Đ.49 Luật Xây dựng)
  5. Thiết kế xây dựng công trình – 1 CCHN; (Đ.56 Luật Xây dựng)
  6. Hành nghề dược – 1 CCHN; (Đ.14 NĐ 79/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ)
  7. Dịch vụ môi giới bất động sản – 1 CCHN (Đ.8 Luật KDBĐS)
  8. Dịch vụ định giá bất động sản – 2 CCHN (Đ.8 Luật KDBĐS);
  9. Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản – 2 CCHN môi giới bất động sản (nếu có  Dịch vụ định giá bất động sản thì phải có 2 CCHN định giá bất động sản) (Đ.8 Luật KDBĐS)
  10. Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật – 1 CCHN; (Quyết định 91/2002/QĐ-BNN ngày 11/10/2002 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT)
  11. Dịch vụ làm thủ tục về thuế - 2CCHN; (Điều 20 Luật Quản lý thuế)
  12. Dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải – 1 CCHN (Quyết định 38/2005/QĐ-BGTVT).
  13. Hoạt động xông hơi khử trùng – 1 CCHN (Đ.3 Quyết định 89/2007/QĐ-BNN ngày 1/11/2007 của Bộ NN&PTNT)
  14. Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp – 1 CCHN (trong trường hợp có ủy quyền) (Đ.154 Luật Sở hữu trí tuệ)

Thuế TNCN với thu nhập làm thêm giờ của giáo viên



Thu nhập từ tiền lương, tiền công dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập tự chủ, tự chịu trách nhiệm được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công định mức, được miễn thuế thu nhập cá nhân (TNCN).
Hướng dẫn này của Bộ Tài chính giải đáp thắc mắc của một số bạn đọc về chính sách thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công làm thêm giờ của giáo viên.
Theo quy định tại điểm 9, Mục III, Phần A Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính, trong số các khoản thu nhập được miễn thuế TNCN có thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động.
Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.

Ví dụ: Một cá nhân có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 20.000 đồng/giờ.
- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 30.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là: 30.000 đồng/giờ – 20.000 đồng/giờ = 10.000 đồng/giờ
- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cá nhân được trả 40.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là: 40.000 đồng/giờ – 20.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ
Căn cứ điểm 2, mục II Thông tư Liên tịch số 50/2008/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 9/9/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập:

Số giờ dạy thêm = Số giờ tiêu chuẩn thực hiện (-) Số giờ tiêu chuẩn định mức
Số giờ tiêu chuẩn thực hiện = Số giờ thực tế giảng dạy được quy đổi theo giờ tiêu chuẩn (+) Số giờ thực hiện các công việc khác được quy đổi theo giờ tiêu chuẩn (nếu có)
Tiền lương dạy thêm giờ = Số giờ dạy thêm (x) Tiền lương dạy thêm 1 giờ
Ngày 25/4/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Căn cứ các quy định trên, thu nhập từ tiền lương, tiền công dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công được trả theo số giờ tiêu chuẩn định mức đã quy định thì được miễn thuế TNCN.
Việc xác định đơn giá thanh toán cho 1 giờ dạy theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 50/2008/TTLT-GGDĐT-BNV-BTC nêu trên và Quy chế chi tiêu nội bộ của từng trường.
Bộ Tài chính cũng cho biết, để đơn giản thủ tục hành chính, các cơ sở giáo dục công lập phải lập bảng kê phản ánh thời gian giảng dạy, thu nhập từ dạy thêm giờ đã trả cho nhà giáo. Bảng kê này không phải gửi cho cơ quan thuế. Cơ sở giáo dục công lập không phải khai và nộp tờ khai quyết toán thuế đối với trường hợp trong năm không có cá nhân nào thuộc quản lý của cơ sở thuộc diện phải nộp thuế TNCN.
(Theo Tin Chính phủ)

CÁC LOẠI THU NHẬP ĐƯỢC MIỄN THUẾ



Thông tư số 123/2012/TT-BTC hướng dẫn về thuế TNDN có hiệu lực từ ngày 10/9/2012 và áp dụng cho kỳ tính thuế TNDN từ năm 2012 trở đi. Theo đó có tới 7 loại thu nhập được miễn thuế TNDN.
1. Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã.
2. Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp gồm: thu nhập từ dịch vụ tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng; dịch vụ phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng, vật nuôi; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.
3. Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Thu nhập từ doanh thu bán sản phẩm trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm và thu nhập từ doanh thu bán sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng tại VN, kể cả thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải (CERs). Thời gian miễn thuế tối đa không quá 1 năm, kể từ ngày bắt đầu thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ngày bắt đầu sản xuất thử nghiệm sản phẩm; ngày bắt đầu áp dụng công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng tại VN để sản xuất sản phẩm; ngày bắt đầu được cấp chứng chỉ giảm phát thải (CERs).
4. Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của DN có số lao động là người khuyết tật, người sau cai nghiện ma tuý, người nhiễm HIV bình quân trong năm chiếm từ 30% trở lên trong tổng số lao động bình quân trong năm của DN.
DN thuộc diện được miễn thuế là DN có số lao động bình quân trong năm ít nhất từ 20 người trở lên và không bao gồm các DN hoạt động trong lĩnh vực tài chính, kinh doanh bất động sản.
DN có thu nhập được miễn thuế phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Đối với DN có sử dụng lao động là người khuyết tật (bao gồm cả thương binh, bệnh binh) phải có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền về số lao động là người khuyết tật.
Đối với DN có sử dụng lao động là người sau cai nghiện ma túy phải có giấy chứng nhận hoàn thành cai nghiện của các cơ sở cai nghiện hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền liên quan. Đối với DN có sử dụng lao động là người nhiễm HIV phải có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền về số lao động là người nhiễm HIV.
5. Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội, người đang cai nghiện, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV/AIDS.
Thu nhập từ hoạt động dạy nghề được miễn thuế phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Cơ sở dạy nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của các văn bản hướng dẫn về dạy nghề. Có danh sách các học viên là người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội, người đang cai nghiện, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV/AIDS.
6. Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế với DN trong nước, sau khi bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, liên doanh, liên kết đã nộp thuế TNDN theo quy định của Luật Thuế TNDN, kể cả trường hợp bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, bên liên doanh, liên kết được miễn thuế, giảm thuế.
Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thời gian miễn thuế tối đa không quá 1 năm.
Ví dụ DN B nhận vốn góp của DN A. Thu nhập trước thuế tương ứng với phần vốn góp của DN A trong DN B là 100 triệu đồng. Trường hợp 1: DN B không được ưu đãi thuế TNDN và DN B đã nộp đủ thuế TNDN bao gồm cả khoản thu nhập của DN A nhận được thì thu nhập mà DN A nhận được từ hoạt động góp vốn là 75 triệu đồng [(100 triệu – (100 triệu x 25%)], DN A được miễn thuế TNDN đối với 75 triệu đồng này.
Trường hợp 2: DN B được giảm 50% số thuế TNDN phải nộp và DN B đã nộp đủ thuế TNDN bao gồm cả khoản thu nhập của DN A nhận được theo số thuế thu nhập được giảm thì thu nhập mà DN A nhận được từ hoạt động góp vốn là 87,5 triệu đồng [100 triệu – (100 triệu x 25% x 50%)], DN A được miễn thuế TNDN  đối với 87,5 triệu đồng này.
Trường hợp 3: DN B được miễn thuế TNDN thì thu nhập mà DN A nhận được từ hoạt động góp vốn là 100 triệu đồng, DN A được miễn thuế TNDN đối với 100 triệu đồng này.
7. Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hoá, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại VN.
Trường hợp tổ chức nhận tài trợ sử dụng không đúng mục đích các khoản tài trợ trên thì tổ chức nhận tài trợ phải tính nộp thuế TNDN theo mức thuế suất 25% trên số tiền nhận tài trợ sử dụng không đúng mục đích.
Tổ chức nhận tài trợ phải được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán thống kê.
Theo Hoàng Hà
Diễn đàn Doanh nghiệp

Giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân


Gia đình tôi ngoài hai vợ chồng, còn có mẹ tôi và một con nhỏ. Xin hỏi tôi được hỗ trợ như thế nào khi tính thuế thu nhập cá nhân? (Thanh Trang).

Trả lời:
Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần: mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng một tháng (48 triệu đồng một năm); mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng một tháng.
Người phụ thuộc là con cái chưa thành, con bị tàn tật, không có khả năng lao động; các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi tương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.
Theo quy định hiện hành, người nộp thuế nào có trách nhiệm nuôi dưỡng bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động sẽ được tính giảm trừ người phụ thuộc. Tuy nhiên, anh chị em trong gia đình có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng sẽ phải tự thỏa thuận để đăng k‎‎ý giảm trừ gia cảnh cho một người nộp thuế, với nguyên tắc một người phụ thuộc chỉ được giảm trừ gia cảnh một lần vào một đối tượng nộp thuế trong một năm tính thuế.
Sau khi thỏa thuận được ai giảm trừ thì đăng ký và kê khai với cơ quan chi trả để làm căn cứ tính thuế. Những người kê khai sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác trung thực khi kê khai danh sách này, đảm bảo không có sự trùng lắp.
Tương tự như vậy, các con cũng sẽ được quyết định "theo" bố hay "theo" mẹ khi các gia đình kê khai thuế thu nhập cá nhân. Tùy theo thu nhập của từng người, hai vợ chồng sẽ cân nhắc xem các con nên "theo" ai thì sẽ tiết kiệm được số tiền đóng thuế. Ngày 30/1 hàng năm là thời hạn cuối để đăng ký kê khai lại danh sách người phụ thuộc theo hướng có lợi nhất cho từng gia đình. Với các trường hợp phát sinh tăng, giảm trong năm, luật thuế cũng quy định thời gian chặt chẽ để đăng ký và nộp hồ sơ.
Mức giảm trừ gia cảnh đối với mỗi đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng một tháng và với người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng một tháng. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 12 năm nay, Bộ Tài chính đã triển khai chính sách miễn thuế thu nhập cá nhân đối với các cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế thu nhập cá nhân ở bậc 1 (có thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng). Điều đó có nghĩa, các cá nhân không có người phụ thuộc sẽ được miễn thuế từ tháng 7 đến hết năm, nếu thu nhập của họ dưới 9 triệu đồng một tháng, dưới 10,6 triệu đồng một tháng nếu có một người phụ thuộc) và 12,2 triệu đồng một tháng nếu có hai người phụ thuộc)...
Thu nhập thường xuyên, ổn định của bạn từ kinh doanh, tiền lương và tiền công sau khi được giảm trừ gia cảnh và các khoản đóng góp từ thiện, nếu vẫn còn thu nhập tính thuế thì sẽ căn cứ biểu thuế lũy tiến từng phần để xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp. Ngoài ra, có 8 loại thu nhập chịu thuế khác (như thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng…) sẽ nộp theo biểu thuế lũy tiến toàn phần cho từng lần phát sinh thu nhập.
Nếu bạn có nhiều nguồn thu nhập ngoài thu nhập thường xuyên từ lương thì việc thu thuế sẽ được thực hiện trên cơ sở tổng hợp các khoản thu nhập để tính thuế, theo biểu thuế luỹ tiến từng phần. Ví dụ bạn có thu nhập từ lương, vừa có thu nhập từ cho thuê nhà thì khoản tiền lương sẽ được cơ quan thuế khấu trừ thuế hàng tháng tại tài khoản, còn thu nhập từ cho thuê nhà bạn sẽ kê khai và đóng thuế tại chi cục thuế địa phương mỗi tháng. Cuối năm, bạn sẽ thực hiện quyết toán thuế tại cơ quan thuế trên cơ sở tổng hợp hai khoản thu nhập này.
Bạn nên lưu ‎ý đến những khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công được xếp vào dạng miễn thuế, bao gồm: thu nhập từ tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường; lương hưu được tổ chức bảo hiểm xã hội chi trả; thu nhập từ các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động; thu nhập từ học bổng ngân sách Nhà nước… Ngoài ra, lãi suất tiền gửi tiết kiệm, kiều hối… cũng được miễn thuế.

Hiệu Lực của Mã Số Thuế


Hiệu Lực của Mã Số Thuế


Theo Thông tư 85/2007/TT-BTC ngày 18/7/2007 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành Luật quản lý thuế về việc đăng ký thuế thì hồ sơ chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp được quy định cụ thể như sau:
1. Đối với doanh nghiệp
Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký thuế (bản gốc).
- Quyết định giải thể doanh nghiệp hoặc Quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp hoặc Thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh của cá nhân, hộ kinh doanh.
Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan Thuế phải thực hiện thông báo doanh nghiệp ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

2. Đối với đơn vị có các đơn vị trực thuộc: đơn vị chủ quản bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì tất cả các đơn vị trực thuộc sẽ bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Đơn vị chủ quản có trách nhiệm thông báo việc chấm dứt tồn tại của mình cho các đơn vị trực thuộc biết. Đơn vị trực thuộc có trách nhiệm thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế của mình với cơ quan Thuế quản lý trực tiếp. Hồ sơ gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký thuế (bản gốc)
- Thông báo chấm dứt tồn tại của đơn vị chủ quản.
Sau khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế cho đơn vị chủ quản, cơ quan thuế quản lý đơn vị chủ quản phải thông báo ngay cho Cục thuế các tỉnh có đơn vị trực thuộc đóng trên địa bàn về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị chủ quản, để các Cục thuế này kiểm tra việc thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế của các đơn vị trực thuộc. Nếu đơn vị trực thuộc chưa chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì cơ quan Thuế yêu cầu các đơn vị trực thuộc phải thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định.
Sau khi doanh nghiệp chủ quản giải thể, phá sản, chấm dứt tồn tại, nếu một số đơn vị trực thuộc vẫn tiếp tục hoạt động thì các đơn vị trực thuộc này phải làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế trực thuộc và thực hiện đăng ký thuế mới với cơ quan Thuế như một đơn vị độc lập. Các trường hợp đơn vị chủ quản đã chấm dứt hiệu lực mã số thuế mà đơn vị trực thuộc vẫn sử dụng mã số thuế 13 số theo mã số thuế của đơn vị chủ quản đều bị coi là sử dụng mã số thuế không hợp pháp.

3. Đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh ngừng kê khai và nộp thuế nhưng không khai báo với cơ quan Thuế: quá thời hạn nộp tờ khai và nộp thuế, sau 3 lần gửi thông báo nhắc nhở người nộp thuế phải kê khai và nộp thuế, nếu không có phản hồi từ phía người nộp thuế thì cơ quan Thuế liên hệ với chính quyền địa phương để nắm bắt thông tin và điều tra tình hình thực tế về sự tồn tại của người nộp thuế. Nếu người nộp thuế không còn kinh doanh nhưng vẫn cư trú trên địa bàn thì yêu cầu đối tư­ợng thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Nếu đối tượng không còn hoạt động kinh doanh tại trụ sở đăng ký kinh doanh và không xác định được tung tích thì cơ quan Thuế phối hợp với chính quyền địa phương lập biên bản xác nhận về tình trạng không tồn tại của người nộp thuế. Cơ quan Thuế thông báo công khai tình trạng không tồn tại của người nộp thuế và cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu đăng ký thuế của Ngành Thuế.
4. Đối với cá nhân chết, mất tích, hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự: cơ quan Thuế có trách nhiệm liên hệ với chính quyền địa phương để nắm thông tin về những cá nhân nộp thuế nhưng không nộp thuế quá 3 tháng. Nếu xác định cá nhân đã chết, mất tích, hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, cơ quan Thuế đề nghị chính quyền địa phương xác nhận để làm căn cứ chấm dứt hiệu lực mã số thuế cá nhân đó.
( theo tạp chí thuế)

HỎI VỀ TRỄ KÊ KHAI THUẾ





Hỏi: Tôi làm kế toán cho một doanh nghiệp chuyên chế biến thủy sản. Xin cho biết hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin so với thời hạn quy định thì bị xử lý như thế nào?
Xung quanh vấn đề này, ông Mã Âu U, Trưởng phòng Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế, Cục Thuế TP Cần Thơ, cho biết: Tại Điểm 1, mục II phần II Thông tư số 85/2007/TT-BTC ngày 18-7-2007 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế về đăng ký thuế quy định: Người nộp thuế nếu có thay đổi thông tin đăng ký thuế thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày phát sinh sự thay đổi thông tin hoặc trước khi chấm dứt toàn bộ các hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, phải có trách nhiệm thông báo bổ sung với cơ quan thuế quản lý trực tiếp thuế theo mẫu số 08-MST.
Căn cứ điểm 1 mục I phần B Thông tư số 61/2007/TT-BTC ngày 14-6-2007 Hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế, việc xử phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin so với thời hạn quy định như sau: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền với số tiền là 550.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 100.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 10 đến 20 ngày. Phạt tiền 1.100.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 200.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 20 ngày trở lên.

ĐỊA CHỈ CÁC CHI CỤC THUẾ TP.HCM


Chi cục thuế Quận 1:

115 Trần Quang Khải - Quận 1
Chi Cục thuế Quận 2:
Đường Liên tỉnh lộ 25B - Khu Hành chính - P.Thạnh Mỹ Lợi - Q2
Chi cục thuế Quận 3:
Địa chỉ:152-154 Võ Văn Tần - Phường 6-Quận 3 -Điện thoại trực 24/24: 22137206Fax: 39349636
Chi cục thuế Quận 4
31-33 Đoàn Như Hài - P12-Q4

Chi cục thuế Quận 5
262-264 Trần Phú - P8 -Q5
Chi Cục thuế Quận 6
683 Hồng Bàng - P6-Q6
Chi cục thuế Quận 7
350 Huỳnh Tấn Phát - P.Bình Thuận - Quận 7
Chi cục thuế Quận 8
7A-8A Bùi Minh Trực - P5-Q8
Chi Cục thuế Quận 9
25 B Lê Văn Duyệt - P.Hiệp Phú - Quận 9
Chi cục thuế Quận 10
3/1 Thành Thái - P14-Q10
Chi Cục thuế Quận 11
270 Bình Thới - P10 - Quận 11
Chi cục thuế Quận 12
27-QL1A - P.Tân Chánh Hiệp (36 Quốc Lộ 1A - P.Đông Hưng Thuận - Quận 12)
Chi cục thuế Huyện Bình Chánh
C11/11 Ấp 3 Xã Tân Quý Tây - Huyện Bình Chánh
Chi cục thuế Quận Bình Tân
528 Kinh Dương Vương - P.An Lạc A - Q.Bình Tân
Chi cục thuế Quận Bình Thạnh
368 Bạch Đằng - P14 - Q.Bình Thạnh
Chi cục thuế Huyện Cần Giờ
Đường Đào Cử - TT Cần Thạnh - Huyện Cần Giờ
Chi cục Thuế Huyện Củ Chi
KP7 - TT Củ Chi - Huyện Củ Chi
Chi cục thuế Quận Gò Vấp
308 Nguyễn Văn Nghi - P7- QGV
Chi cục thuế huyện Hóc Môn
90 Bà Triệu - TT Hóc Môn
Chi cục thuế huyện Nhà Bè
296A ấp 1, Nguyễn Bình - xã Phú Xuân - Huyện Nhà Bè
Chi cục thuế quận Phú Nhuận
145/9 Nguyễn Văn Trỗi - P11-Quận Phú Nhuận
Chi cục thuế Quận Tân Bình
450 Trường Chinh - P13 - Q.Tân Bình
Chi cục thuế Quận Tân Phú
945 Âu Cơ - P.Tân Sơn Nhì - QTân Phú
Trụ sở mới: 184-186 Lê Trọng Tấn - P.Tây Thạnh - Quận Tân Phú
Chi cục thuế Quận Thủ Đức
16 - Đường 6 -KP5 - P.Linh Chiểu - Q.Thủ Đức